Khái niệm đại lý cấp 1 là gì? Với những ai chưa từng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thật khó để họ giải thích được. Sự khác nhau cơ bản giữa đại lý và nhà phân phối là gì? Để có nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này, quý bạn đọc đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung trong bài viết dưới đây nhé.
Đại lý cấp 1 là gì?
Trước khi giải đáp khái niệm đại lý cấp 1, cấp 2 là gì chúng ta cần phải giải thích định nghĩa đại lý là gì? Đại lý là mối quan hệ thương mại giữa 2 bên thực hiện công việc dưới sự ủy quyền của các bên còn lại để hưởng lợi nhuận, thù lao hay chiết khấu hoặc khuyến mại trong thỏa thuận.
Hiểu một cách đơn giản thì đại lý là đơn vị trung gian giữa nhà sản xuất và đơn vị bán hàng (các tiệm tạp hóa).
1. Khái niệm đại lý cấp 1
Khái niệm đại lý cấp 1 là hệ thống cửa hàng kinh doanh nhập hàng trực tiếp từ nhà máy mà không qua bất kỳ đơn vị phân phối sản phẩm nào. Các đơn vị sản xuất sẽ tìm kiếm đại lý cấp 1 để phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Các đại lý cấp 1 sẽ được đăng ký độc quyền tại một địa phương, khu vực để đảm bảo doanh số cũng như chất lượng sản phẩm hàng tháng. Khi trở thành đại lý trực tiếp bạn sẽ được nhập hàng với giá gốc cùng với đó là hưởng mức chiết khấu cao, thưởng phần trăm lớn,..nếu như đạt chỉ tiêu cuối tháng đề ra.
2. Đại lý cấp 2 là gì?
Là đại lý nhỏ hơn của cấp 1. Đại lý cấp 2 sẽ nhập hàng từ đại lý cấp 1 và chịu sự quản lý của hệ thống tổng đại lý cấp 1. Phần trăm chiết khấu của cấp 2 sẽ không cao như cấp 1 và không chịu sức ép về chỉ tiêu, sản phẩm như đại lý ở cấp 1.
Sau khi phát triển được các đại lý cấp 2 thì có thể mở rộng hệ thống đại lý thành nhiều cấp nhỏ hơn như 3,4,5,…
Muốn mở đại lý cấp 1 cần những thủ tục gì?
Sau phần 1, về căn bản bạn cũng đã hiểu được đại lý cấp 1 là gì? Căn cứ vào khoản 2 điều 165 Luật Thương Mại 2005 quy định: Đại lý độc quyền là hình thức đại lý tại một khu vực địa lý nhất định, bên giao sẽ chỉ giao cho một đại lý mua bán hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một số loại dịch vụ nhất định.
Để trở thành đại lý cấp 1, bên giao đại lý và bên đại lý tự thỏa thuận về việc bên đại lý nhanh danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc đơn vị cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
Tại điều 168 luật thương mại 2005 chỉ rõ: Hợp đồng đại lý phải được thành lập thành văn bản hoặc bằng hình thức có giá trị tương đương. Vậy nên, thủ tục làm đại lý cấp 1 phải có là hợp đồng đại lý thành văn bản hoặc các hình thức có giá trị ngang bằng trước pháp luật.
Nếu như bạn chưa hiểu rõ vấn đề làm đại lý cấp một cần những thủ tục gì thì hãy liên hệ tới kesat3s.com để được hỗ trợ, tổng đài luôn mở 24/7 và giải đáp miễn phí.
>> Tìm hiểu: 3 mẫu pallet sắt cho đại lý và nhà phân phối – Giải pháp lưu trữ hàng hoá tối ưu
Sự khác nhau cơ bản giữa đại lý và nhà phân phối
Có rất nhiều người dùng nhầm lẫn đại lý với nhà phân phối là một nhưng thực chất chúng là hai phạm trù khác nhau. Để phân biệt bạn dựa theo những nội dung gợi ý dưới đây:
1. Nhà phân phối
Là đơn vị trung gian, mua bán hàng hóa dịch vụ của công ty, doanh nghiệp sản xuất sau đó bán lại cho các đơn vị bán lẻ.
Được phép bán, cung cấp sản phẩm tới trực tiếp người tiêu dùng, hoặc quản lý nhiều đại lý. Vậy nên nhà phân phối có mối quan hệ gần gũi hơn nhà sản xuất.
Các nhà phân phối còn thực hiện nhiều công việc khác như giới thiệu thương hiệu, marketing,…để khách hàng hiểu thêm về các dịch vụ, sản phẩm của công ty.
2. Đại lý cấp 1, cấp 2
Là cá nhân hoặc tổ chức ký kết hợp đồng đại lý với nhà phân phối hoặc mở cửa hàng của hãng.
Chỉ được phép bán và nhập hàng. Không được bán các sản phẩm làm giả, làm nhái. Nếu vi phạm sẽ bị tước khỏi quyền đại lý.
Đa dạng các sản phẩm cung cấp, đem tới nhiều giải pháp cho các nhà sản xuất, không tập trung quảng bá bất kỳ một loại sản phẩm cố định nào.
Những thông tin trong bài viết trên đây chắc hẳn bạn cũng biết đại lý cấp 1 là gì? Làm đại lý cấp 1 cần những gì? từ đó đưa ra quyết định phù hợp.
Chúc bạn thành công!
Bình luận